diễn đàn rao vặt toàn quốc cho mọi nguoi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cách tổ chức trung thu thú vị dành cho thiếu nhi

Go down

Cách tổ chức trung thu thú vị dành cho thiếu nhi Empty Cách tổ chức trung thu thú vị dành cho thiếu nhi

Bài gửi by Admin Wed Sep 30, 2020 12:41 am

Một mùa Trung thu mới lại sắp tới, để trung thu thêm vui vẻ, ý nghĩa với bé yêu. Chúng ta luôn cần một kịch bản trung thu hấp dẫn, những bữa tiệc phá cỗ hạnh phúc, sum vầy. Để tổ chức những bữa tiệc trung thu 2020 tuyệt vời dành cho bé. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết cách tổ chức trung thu cho thiếu nhi ngay sau đây!

Cách tổ chức trung thu cho thiếu nhi
Mỗi bữa tiệc trung thu lại có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên chúng ta thường có 2 ý tưởng tổ chức trung thu quen thuộc như sau:
Cách 1:
Mở đầu: Màn múa lân sôi động
Giới thiệu: MC xuất hiện và giới thiệu khách mời
Chạy chương trình:
- Các tiết mục văn nghệ đặc sắc
- Tổ chức các trò chơi hấp dẫn cho bé
- Phá cỗ + rước đèn ông sao
- Trao quà cho các em thiếu nhi và kết thúc chương trình
Cách 2:
Mở đầu: Chị Hằng chú Cuội xuất hiện và kể sự tích trung thu
Chạy chương trình:
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ hấp dẫn
- Tổ chức các trò chơi tập thể cùng bé
- Trao quà cho các em thiếu nhi
- Phá cỗ + rước đèn ông sao
Kết thúc chương trình:

Những hoạt động Trung thu thú vị dành cho thiếu nhi
Để có một buổi lễ trung thu hấp dẫn cho các em thiếu nhi. Bạn có thể chọn tổ chức một số hoạt động thú vị sau:
1. Bé làm bánh trung thu
Trung thu không thể nào thiếu bánh trung thu. Nếu bé được tận tay làm những chiếc bánh của riêng mình thì chắc chắn đây sẽ là kỷ niệm đẹp khó quên. Đặc biệt đây là hoạt động rất ý nghĩa giúp các em thiếu nhi hiểu thêm các công đoạn để làm nên một chiếc bánh trung thu. Hiểu và thêm trận trọng chiếc bánh truyền thống của Việt Nam.


Cách tổ chức trung thu thú vị dành cho thiếu nhi Trungt11


2. Bé tập làm lồng đèn
Đèn ông sao là biểu tượng không thể thiếu của tết trung thu. Tuy nhiên khi mà những mẫu lồng đèn điện ngày càng phổ biến thì rất nhiều các bé đã không còn biết cách làm đèn ông sao 5 cánh bằng giấy nữa.
Vậy nên hoạt động làm đèn ông sao là vô cùng ý nghĩa. Trong hoạt động này bé sẽ được hướng dẫn cách làm đèn lồng bằng giấy, làm đèn lồng truyền thống. Ngoài ra có thể tổ chức thêm những cuộc tranh tài nhỏ như: “bé làm lồng đèn đẹp nhất”, “bé làm lồng đèn nhanh nhất”…
3. Tổ chức lễ hội hóa trang
Lễ hội hóa trang là hoạt động mà tất cả trẻ em đều yêu thích. Trong lễ hội hóa trang các bậc phụ huynh sẽ chuẩn bị trước những bộ đồ hóa trang cho bé như: hóa trang thành chị Hằng, công chúa, thỏ ngọc, thành chú cuội… Những nhân vật quen thuộc với tết trung thu.
Ngoài lễ hội hóa trang thì tổ chức cuộc thi trình diễn thời trang, chọn người hóa trang giống nhất cũng vô cùng hấp dẫn.
4. Truy tìm báu vật
Nếu không gian tổ chức trung thu có diện tích rộng và có nhiều người quản lý. Ban tổ chức có thể mở cuộc thi truy tìm kho báu. Chia các bé thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một người hướng dẫn và lên kế hoạch tổ chức trò chơi. Hỗ trợ các bé chinh phục từng câu đó để hoàn thành chuỗi trò chơi và tìm ra kho báu.
Kho báu ở đây có thể là bánh kẹo, là những món quà trung thu nhỏ xinh…
5. Tổ chức hội chợ dân gian
Trung thu là dịp vô cùng đặc biệt để tổ chức các hội chợ dân gian. Trong này chúng ta sẽ có:
- Những cửa hàng ẩm thực, món ăn trung thu truyền thống,
- Khu triển lãm các loại lồng đèn
- Khu vui chơi nặn tò he
- Khu trò chơi dân gian: ô ăn quan, kéo co, rồng rắn lên mây… những trò chơi tập thể, trò chơi hoạt động sôi động, hấp dẫn mà lại rất tốt cho bé. Đồng thời giúp bé hiểu thêm nét văn hóa dân gian truyền thống của cha ông.
- Khu phá cỗ trung thu: nơi trưng bày những mâm ngũ quả thơm ngon và đẹp mắt…
Hoạt động này sẽ vô cùng ý nghĩa đặc biệt là với trẻ em thành phố nhé!
Ngoài ra thì chúng ta còn có nhiều hoạt động hấp dẫn khác như: tham quan làng nghề, thi múa hát, diễn kịch, những cuộc thi thám hiểm…

Các trò chơi trong đêm trung thu
Trung thu thì nên tổ chức những trò chơi nào?
Nếu bạn đã biết cách tổ chức trung thu cho thiếu nhi. Thì chắc chắn rằng bạn không thể nào bỏ quên các trò chơi trung thu vui nhộn, hữu ích cho bé!
1. Trò chơi bịt mắt đập niêu
Với trò này thì cá ba mẹ cũng có thể tham gia cùng bé. Thể lệ cuộc thi đó là bố hoặc mẹ cõng con còn con sẽ bị bịt mắt. Ba mẹ sẽ cõng bé đến điểm đích và bé sẽ đập niêu (thường với trung thu và đảm bảo an toàn cho bé thì niêu sẽ được thay bằng thú bông). Bé nào đập trúng thu bông sẽ là người thẳng cuộc và nhận được phần thưởng.
2. Trò chơi mèo đuổi chuột
Trong chờ chơi này số lượng người chơi có thể từ 6 – 7 em trở lên. Các nhóm sẽ oẳn tù tì chọn 01 em làm chuột 01 em mèo còn lại sẽ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn. Hai bé đóng mèo và chuột đứng giữa vòng tròn các bé còn lại nắm tay nhau và giơ tay lên cao để tạo lối cho mèo và chuột chạy qua.
Bắt đầu chò chơi trẻ đóng vai mèo sẽ đuổi bạn chuột, các bạn còn lại hát vang bài đồng dao:
“Mèo đuổi chuột!
Mời bạn lại đây,
Tay nắm chặt tay.
Đứng thành vòng rộng,
Chuột luồn lỗ nhỏ.
Chạy thẳng chạy mau,
Mèo đuổi theo sau.
Chuột cố chạy mau,
Trốn đâu cho thoát.
Thế rồi chú chuột,
Lại sắm vai mèo.
Co cẳng chạy theo,
Chú mèo hoá chuột.”
Quy tắc: Chuột chạy hang nào thì mèo phải chạy hang đó nếu mèo không chạy đúng hang của chuột sẽ thua cuộc. Khi chưa đọc hết bà đồng dao mà mèo bắt được chuột thì chuột thua cuộc. Còn nếu đọc hết bài đồng dao mà mèo khôn bắt được chuột là mèo thua cuộc.
Các bạn thua cuộc sẽ bị phạt nhảy lò cò hoặc hát 1 bài!
3. Trò thổi tắt ngọn đèn
Với trò này chúng ta cần ít nhất 4 người tạo thành 1 vòng tròn. Hai người được chọn đứng vào trong vòng tròn mỗi người cầm 1 cây nến. Khi có tiếng còi 2 người sẽ dấu đèn ra sau lưng và cố gắng thổi tắt ngọn nến, đèn của người còn lại. Người bị thổi tắt trước sẽ thua cuộc!
4. Trò chơi trốn tìm
Trong trò này chúng ta chỉ cần 2 người trở lên. Sau khi oẳn tù tì người thua sẽ phải bịt mắt đếm từ 1 – 10 hoặc 1 – 100 trong khi người còn lại đi trốn. Sau khi đếm xong người bịt mắt sẽ đi tìm người còn lại nếu tìm thấy sẽ thắng còn không tìm được sẽ bị thua.
5. Trò chơi rồng rắn lên mây
Đây là chò chơi theo nhóm và không giới hạn người chơi. Ở đây 1 bé sẽ được phân vai làm thầy thuốc các bé còn lại sắp thành một hàng dài, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt lên vai người trước. Sau đó cả đoan sẽ bắt đầu đóng vai 1 con rắn vừa lượn qua lượn lại vừa hát:
“Rồng rắn lên mây
Có cây núc nắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không”
Bé đóng vai thầy thuốc trả lời “Không! Thầy thuốc đi chơi rồi (thầy thuốc đi chợ rùi…)” thì các bạn tiếp tục hát “Rồng rắn lên mây…”
Nếu thầy thuốc đáp lại là “Có”
Thầy thuốc sẽ hỏi “Rồng rắn đi đâu”
Rồng rắn: Đi lấy thuốc chữa bệnh cho con
Thầy thuốc: Con lên mấy
Rồng rắn: Con lên một
Thầy thuốc: Thuốc chẳng hay
Rồng rắn: Con lên hai
Thầy thuốc: Thuốc chẳng hay….
Cứ thế cho đến khi rồng rắn đáp: “Con lên mười”
Thầy thuốc: “Thuốc hay vậy” kế tiếp thầy thuốc hỏi: “Xin khúc đầu”
Rồng rắn: Những xương cùng xẩu
Thầy thuốc: Xin khúc giữa
Rồng rắn: Những máu cùng me
Thầy thuốc: Xin khúc cuối
Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi
Đến đây thầy thuốc sẽ tìm cách đuổi bắt bằng được người cuối cùng khúc đuôi của rồng rắn. Người đứng đầu sẽ dang hai tay không cho thầy thuốc bắt được đuôi, dàn rồng rắn cũng phải luồn lách, né tránh thầy thuốc.
Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng người đó phải thế vai thầy thuốc. Nếu rồng rắn đứt giữa chừng trong lúc giằng co thì những bạn này cũng xem như thua và bị loại khỏi trò chơi.
Kết luận:
Trên đây chính là 5 trò chơi thú vị, hấp dẫn dành cho tết trung thu. Ngoài ra chúng ta còn rất rất nhiều trò khác như: kéo co, chơi úp lá khoai, chơi nhảy vòng… Vậy thì bạn đã biết cách tổ chức trung thu cho thiếu nhi đúng không nào. Hãy cũng lên kịch bản trung thu 2020 hấp dẫn cho các em thiếu nhi ngay từ bây giờ bạn nhé!
Chúc các bạn có một buổi lễ trung thu ý nghĩa, vui vẻ và đầy hấp dẫn!

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 210
Join date : 23/08/2019

https://kimthuongraovat2019.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết